Máy ảnh Nikon chuyên nghiệp
Phân biệt máy ảnh DSLR theo thương hiệu Nikon
Nikon đã chế tạo một số máy ảnh SLR kỹ thuật số đầu tiên (DSLR) cho một dự án nghiên cứu của NASA vào năm 1991. Sau khi cùng hợp tác với Kodak vào những năm 1990 để sản xuất máy ảnh DSLR dựa trên thân máy ảnh chụp phim của Nikon, hãng đã cho ra mắt model DSLR Nikon D1 dưới tên riêng của mình vào năm 1999.
Mặc dù chỉ sử dụng một bộ cảm biến ánh sáng APS-C có kích thước bằng 2/3 kích thước của phim 35 mm (sau này Nikon gọi là "cảm biến DX"), D1 là một trong số các máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên có chất lượng hình ảnh đầy đủ và giá thấp dành cho các nhiếp ảnh gia (đặc biệt là phóng viên báo chí và các nhiếp ảnh gia thể thao) để sử dụng như là một lựa chọn thay thế cho máy ảnh chụp phim SLR (hoán đổi ống kính được).
Cho tới giữa những năm 2000, máy ảnh DSLR của Nikon vẫn thua Canon về doanh số, bởi Canon có nhiều model máy DSLR sử dụng cảm biến có kích thước bằng phim 35mm, trong khi tất cả các máy DSLR Nikon sản xuất trong khoảng 1999-2007 đều chỉ sử dụng cảm biến DX có kích thước nhỏ hơn.
Năm 2005, sau một sự thay đổi quản lý, Nikon đã thiết kế máy ảnh mới full frame Nikon D3 vào cuối năm 2007 và một vài tháng sau đó là Nikon D700, giúp hãng nhanh chóng lấy lại danh tiếng. Chiếc DSLR tầm trung Nikon D90, được giới thiệu trong năm 2008, là máy ảnh DSLR đầu tiên có khả năng quay video.
Kể từ đó, chế độ quay video hiện diện trên nhiều dòng DSLR của hãng ra mắt về sau này, như Nikon D3s, Nikon D7000 và Nikon D3100.
Máy ảnh Canon hay Nikon tốt hơn?
Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng một chiếc DSLR Nikon hoặc Canon kể từ ngày đầu làm quen với nhiếp ảnh và luôn trung thành với dòng máy mình đã chọn, thậm chí nếu nâng cấp lên đời máy cao hơn họ vẫn chọn máy cùng thương hiệu trước đó.
Theo khảo sát của VnReview, hầu hết các nhiếp ảnh gia đều tiếp tục dùng thương hiệu đầu tiên đã chọn và có sự tin tưởng cũng như quen thuộc trong sử dụng. Do đó, nếu bạn chưa mua máy ảnh SLR kỹ thuật số đầu tiên, bây giờ là lúc để bạn lựa chọn, Canon hay Nikon?
Lý do để ban đầu mà người dùng chọn mua máy ảnh Nikon hay Canon thường là do mẫu máy họ thích đang có giảm giá hấp dẫn trong khi các thông số máy đều rất thuyết phục hoặc một lý do nào đó rất cá nhân. Sau đó thì họ đầu tư cho các ống kính tương thích với chiếc máy vừa mua, đến khi muốn nâng cấp máy, chẳng có lý do gì mà họ lại chọn máy ảnh thương hiệu khác để lại phải sắm từ đầu cho bộ ống kính mà không tận dụng được số ống kính cũ.
Hơn thế nữa, chất lượng chụp ảnh của cả hai thương hiệu là gần như tương đương nhau, nên ít ai không hài lòng để tìm đến thương hiệu kia. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người sở hữu cùng lúc cả hai máy ảnh Nikon và Canon, vì nhiều lý do khác nhau.
Ở Việt Nam, số người dùng máy ảnh Canon khá lớn và những người này tiếp tục tuyên truyền đến các thế hệ sau, nên số người dùng máy ảnh Canon ngày càng hùng hậu hơn so với Nikon. Nhưng sẽ là oan cho Nikon nếu bảo rằng chất lượng máy ảnh Nikon không bằng Canon.
Phỏng vấn một số người đã có kinh nghiệm sử dụng cả Canon và Nikon, chúng tôi có thể nói rằng có rất ít sự khác biệt giữa hai máy ảnh. Chất lượng hình ảnh của cả hai thương hiệu này đều là đặc biệt so với các thương hiệu khác.
Cả hai hãng đều liên tục rượt đuổi nhau về tính năng cho máy ảnh, cho nên bạn luôn có những lựa chọn tương đương. Sự cạnh tranh này rất có lợi cho người tiêu dùng.
Một vài lưu ý khi mua máy ảnh cũ
- Xác định rõ nhu cầu chính khi mua máy ảnh
Điều này sẽ tác động đến giá cả, các phụ kiện đi kèm cũng như vòng đời của chiếc máy.
- Giá cả
Tìm hiểu báo giá máy mới tại các cửa hàng, khoanh vùng mẫu máy thật sự quan tâm để nắm được mức giá hợp lý.
- Tính năng chụp mong muốn
Tìm hiểu tính năng, phản hồi chất lượng của các dòng máy đó trước khi mua. Không nên mua dòng máy quá cũ, chất lượng phần cứng cũng như công nghệ không còn đảm bảo.
- Màn hình, pin
Theo nhiều thợ sửa chữa, màn hình, ống kính và pin là những yếu tố dễ bị tác động nhất trong quá trình sử dụng, cần kiểm tra kĩ những yếu tố này.
- Kiểm tra bên ngoài máy
Cần chú ý hình thức bên ngoài, những vết xước nhỏ tối thiểu là có thể chấp nhận được do quá trình sử dụng hoặc bị cọ xát vào các vật khác. Tuy nhiên vết nứt hở kẽ, vết xước dài hoặc bị móp thì khả năng là máy đã bị va đập mạnh.
- Ốc vít
Kiểm tra ốc vít trên máy và trên ống kính xem có bị xước, toét ren không.
- Ống kính
Ống kính có bị bụi và xước không, thử zoom xa, zoom gần xem mô tơ có phát tiếng kêu to khác thường không, có bị lọc xọc không.
Với ống kính đi kèm máy, kiểm tra khả năng lấy nét, tốc độ chụp, xem có bị bụi bẩn không.
- Các nút chỉnh
Thử tất cả các nút xem có chắc tay không, các nút hoạt động có chính xác không, độ nhạy của các nút có tốt không đặc biệt là nút chụp.
- Pin sạc
Nếu có thể yêu cầu người bán sạc đầy pin từ trước để có thể thử vận hành tại chỗ một khoảng thời gian đủ dài để kiểm tra kỹ, đồng thời xem có hiện tượng sụt pin không, pin có bị chai không. Sạc pin có được không.
- Màn hình LCD
Kiểm tra màn hình LCD có điểm chết hay không, màn hình hiển thị chất lượng thế nào, chụp tờ giấy trắng xem có xuất hiện điểm đen không.
- Chụp thử
Chụp với chế độ tự động, trong điều kiện ánh sáng thấp xem flash hoạt động thế nào, có tự đánh không, mức độ bao phủ ánh sáng tốt không.
Tháo ống kính, đậy nắp thân máy và chụp 3 bức ở chế độ manual, chỉnh ISO thấp và thời gian chụp là 1/20 giây. Nếu bức hình chép ra máy tính có đốm xanh, đỏ, thì nên xem xét lại trước khi mua.
- Phụ kiện
Phụ kiện đi kèm tốt nhất là còn đầy đủ: giấy tờ mua bán, thời điểm bảo hành đi kèm, vỏ hộp, cáp, đĩa CD, pin, thẻ nhớ… Lưu ý test sử dụng các phụ kiện này.
Kiểm tra tất cả các nắp đậy và các cổng kết nối xem có vấn đề gì không, nếu có rỉ sét hoặc bụi bẩn thì chứng tỏ máy không được quan tâm dọn dẹp cho lắm.
Tuổi thọ của máy ảnh ống kính rời thông thường ở khoảng 100 – 150 nghìn shot. Nếu máy đã chụp khoảng gần 100 nghìn shot thì nên cân nhắc việc mua máy. Có thể dùng các chương trình để kiểm tra số kiểu đã chụp.
Nên mua thêm những thiết bị để bảo vệ, bảo quản máy như hộp chống ẩm, túi đựng chống va đập, kính lọc, hood che.
Mua máy ảnh Nikon chuyên nghiệp ở đâu?
Mua bán nhanh máy ảnh Nikon chuyên nghiệp tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật những thông tin về máy ảnh kỹ thuật số mới nhất hãy xem ngay: Máy ảnh Nikon cũ
Nguồn: http://muabannhanhmayanh.com/may-anh-nikon-chuyen-nghiep/43936
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bán máy ảnh, máy ảnh, máy ảnh chất lượng, máy ảnh cũ, máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh nikon, máy ảnh sắc nét, máy ảnh thời trang, máy ảnh đã qua sử dụng, máy ảnh đẹp, mua bán máy ảnh, mua máy ảnh